Du lịch Phú Quốc 3 ngày
Để trốn cái nóng của mùa hè chúng ta những cùng nhau đi xuống vùng biển phía Nam tổ quốc, đảo ngọc Phú Quốc là một nơi tham quan, nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất. Đi du lich Phu Quoc bạn có thể đắm chìm trong làn nước trong xanh, hít thở gió biển trong lành, tĩnh tâm lại được tâm hồn. Ngoài ra, các bạn còn được thưởng thức những hải sản tươi ngon, đặc biệt là món tiết canh cua. Một món ăn mới lạ và đầy bổ dưỡng đang đợi các bạn thưởng thức, hãy theo chân chúng tôi để tìm hiểu thêm về món này nha.
Nghe tên thấy rất lạ “tiết canh cua”, nhưng đây là món ăn của đặc sản của người dân miền biển. Từ đâu mà có món tiết canh cua? Ai là người chế biến món này? Nghe các dân chài kể lại rằng: Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh. Sau này, có người khéo chế biến thành món ăn trong hành trình tìm món lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và món tiết canh cua ra đời từ đó. ( cong ty du lich )
Cua làm tiết canh nhất thiết phải là cua biển, nên lựa chọn những con nhiều gạch để món tiết canh cua của bạn mới ngon ngọt và đầy bổ dưỡng khi ăn.
Để làm được món này người ta phải lựa những con cua lớn, mỗi con phải từ bảy tám trăm gam đến gần môt ký . Đặc biệt ở món này là trong lúc cua được luộc sơ thì cho vào một ít rượu đế, thật kì lạ rượu đế để làm gi? Rượu đế để cho thịt cua thơm hơn và át đi mùi tanh. Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua bỏ ra dĩa để nguội, rồi trộn với gia vị cho đậm đà , cho thêm một ít ngò ngai, tía tô, rau hung cắt nhuyễn và phải có thêm lá quế để giảm bớt vị nồng của cua.
Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch, sau đó dùng dây buộc thật chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt. Tiết cua màu trắng từ những chiếc chân còn ngo ngoe chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia. Ở những con cua có gạch thì ta lấy phần gạch có ở mu cua cho vào đĩa tiếp theo sau phần lấy tiết cua. Phần tiết cua luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng muỗng hớt ra cho thật khô, rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng rang giã nhỏ.
Tiết cua đông lại trông như rau câu. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển. Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài mùi tàu, không thể thiếu rau dấp cá và có khi cũng ăn chung với khế chua, chuối chát cũng rất hợp và ngon. Và nhất là, không thể không nhắc đến món tiết canh cua trên mỗi bàn nhậu của cư dân miệt biển sành ăn món như là những cư dân đất Cà Mau. Một tour du lich he đến đảo Ngọc Phú Quốc, nơi cảm xúc thăng hoa cùng với những món ăn nơi đây, những cảnh đẹp làm say mê lòng người.