Dọc miền biển Việt Nam dường như nơi nào cũng có cách chế biến nước mắm. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là nước mắm Phú Quốc vì nước mắm ở đây có độ đạm rất cao, vị ngọt dìu dịu và thơm lừng mùi cá cơm.
Các loại cá cơm đánh bắt từ biển Phú Quốc như cá cơm phấn chì, cá cơm than, cá cơm sọc tiêu. Sau khi đánh bắt, cá cơm được đem về ướp muối theo tỷ lệ bí quyết. Cá và muối sau khi trộn đều đem chườm trong thùng gỗ cho đến khi cá tự phân huỷ, để càng lâu càng ngon.
Nước mắm nhĩ hay còn gọi là nước mắm cốt, trong sạch, vô trùng thông qua quá trình ủ cá. Nước mắm nguyên chất Phú Quốc có màu cánh gián đậm, trong và có mùi thơm đặc trưng do vị mặn của muối và ngọt béo của chất đạm từ cá tạo nên một sản phẩm đặc biệt của hải đảo. Chất lượng nước mắm được đánh giá cao qua mùi thơm mà người ta cảm nhận được từ những món nêm, xào, ướp hay nước chấm. ( công ty du lịch )
Bên trong nhà kho xưởng sản xuất
đặc sản nước mắm, hàng chục chiếc thùng gỗ cao được xếp trên sàn xi măng. Những chiếc thùng này có đường kính 3m và có thể chứa từ 14 – 17 tấn cá cơm được đánh bắt từ các vùng biển ngoài khơi Phú Quốc. Cứ 3 tấn cá được ướp với 1 tấn muối trước khi nắp vại được đậy kín. Sau một năm lên men, nước cốt đầu tiên được thử.
Theo những người làm nghề nước mắm cho biết, mỗi xưởng làm nước mắm có một bí quyết riêng không ai giống ai nên sản phẩm nước mắm sau 1 năm ra “lò” cũng có chất lượng, mùi vị và mầu sắc khác nhau. Thậm chí, có xưởng sản xuất nước mắm bằng cá cơm than (loại cá cơm có mầu đen) đã ủ trong thùng gỗ 15 tháng để cho ra loại nước mắm có độ đạm lên tới 43%.