Bảo tàng Cội Nguồn nơi lưu giữ lịch sử Phú Quốc

Tiền thân là cơ sở cội nguồn, trưng bày hiện vật về rừng và biển Phú Quốc; sau nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, xây dựng; ngày 30-4-2009, Bảo tàng Cội Nguồn khai trương và chính thức đi vào hoạt động tại huyện đảo Phú Quốc

Toà nhà 5 tầng, không gian Bảo tàng Cội Nguồn trưng bày hiện vật sưu tầm về huyện đảo Phú Quốc.

Đây là bảo tàng tư nhân thứ 9 của Việt Nam, bảo tàng tư nhân đầu tiên tại huyện đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang cũng như khu vực ĐBSCL.
Bảo tàng với kiến trúc tòa nhà 5 tầng. Tầng 1 trưng bày, giới thiệu điều kiện tự nhiên huyện đảo Phú Quốc.

Năm 2006, tại vùng biển phía đông đảo Phú Quốc, ngư dân lặn bắt Đồn Đột đã phát hiện xác con tàu đắm dài khoảng 20m, trên tàu có hàng trăm hiện vật gốm gia dụng với nhiều loại hình: Kendi, chum, hũ, bình, vịm… khá phong phú và lạ, không thuộc truyền thống gốm Việt Nam, Trung Quốc, không tương hợp dòng gốm Khmer. ( công ty du lịch )

Bảo tàng Cội Nguồn – Cổ vật trục vớt tầu đắm ở đáy biển

Theo các nhà nghiên cứu, đây là dòng gốm từ Thái Lan, có niên đại thế kỷ XVI – XVII, chúng được sản xuất hàng loạt và cũng xuất hiện hàng loạt trên vùng biển, đảo Phú Quốc. Điều này minh chứng, thời điểm đó ở Phú Quốc đã có sự giao lưu, thông thương với các vùng lân cận.

Rừng Phú Quốc chiếm 2/3 diện tích của đảo, thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc, nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, tỉnh Kiên Giang. Hệ động – thực vật tại đây khá phong phú và đa dạng. Rừng có nhiều loại cây gỗ quý hiếm: Bình Minh, Thị Bong, Thị Sọc, cây Trai, cây Sao… được dùng làm bàn ghế, tác phẩm nghệ thuật, đồ trang trí nội thất hết sức độc đáo và quý hiếm.

Gỗ hóa thạch được phát hiện tại xã Bãi Thơm – Phú Quốc. Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, trong kỷ Triassic và Jurassic cách đây khoảng 138 – 208 triệu năm. Sau tác động của trận phun trào núi lửa, các thân gỗ bị vùi chôn trong nham thạch. Khi gặp điều kiện nhất định, các khoáng chất xâm nhập vào bên trong tế bào của gỗ. Sau một thời gian dài, tạo thành khối rắn chắc như đá, gọi là gỗ hóa thạch. Gỗ hóa thạch không chỉ có giá trị khoa học mà còn tạo nên giá trị nghệ thuật độc đáo.

 Sản phẩn mỹ nghệ ghép vỏ ốc, sò biển.

Tầng 2 giới thiệu lịch sử khai phá, tinh thần đấu tranh bảo vệ và phát triển đảo. Tầng 3 trưng bày, giới thiệu sưu tập khảo cổ, hiện vật sưu tầm tại đảo. Tầng 4 trưng bày mô hình tàu đắm, giới thiệu cổ vật được vớt lên từ tàu đắm ở phía đông đảo. Tầng 5 giới thiệu sinh hoạt cuộc sống đời thường cư dân trên đảo.

Vỏ ốc biển, qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Lên sân thượng, chúng ta sẽ ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Dương Đông, màu xanh của biển, rừng Phú Quốc. Ngoài ra, còn có không gian trưng bày ngoài trời, nhà sàn nông thôn Phú Quốc, khu bảo tồn chó xoáy Phú Quốc, chim đại bàng biển, khu trưng bày đũa gỗ. Bên cạnh đó còn có khu bán hàng lưu niệm, đồ trang sức ngọc trai…